Gạch rỗng, gạch đặc và những vấn đề xoay quanh

Nói đến gạch rỗng và gạch đặc, chắc hẳn nhiều người đã khá quen thuộc. Hai loại gạch này được sử dụng nhiều và tương đối phổ biến đối với ngành xây dựng của nước ta. Tuy nhiên, nếu hỏi sâu hơn về hai loại gạch này thì lại không có mấy người biết, đặc biệt là những người không chuyên về xây dựng và phụ nữ. Vậy thực chất thì hai loại gạch này khác nhau như thế nào?

Gạch rỗng, gạch đặc và những vấn đề xoay quanh

Đúng như tên gọi của nó, gạch rỗng là loại gạch có lỗ rỗng ở phía trong viên gạch. Tuỳ vào nhu cầu sử dụng cũng như yêu cầu của khách hàng đối với công trình thì công mà gạch rỗng được phân ra làm các loại 2, 4, 6, 8 hay 10 lỗ. Trong đó, gạch 6 lỗ và 8 lỗ được ưa chuộng ở miền Bắc và miền Trung, còn ở miền Nam lại ưa chuộng sử dụng loại gạch 4 lỗ.

Ngược lại với gạch rỗng đó là gạch đặc. Gạch đặc là dạng gạch được thiết kế nguyên khối và có giá thành mắc hơn so với gạch rỗng vì giá nguyên liệu nhiều hơn. Mức giá của gạch đặc thông thường có thể gấp 2- 3lần so với các loại gạch rỗng. Tuy nhiên, loại gạch này vẫn được sử dụng nhiều nhờ vào khả năng chịu lực cao của nó.

So sánh giữa hai loại gạch này thì gạch rỗng được sử dụng nhiều hơn hẳn. Nó có giá thành rẻ, khả năng chống thấm, chống ẩm tốt nên là vật liệu chính để xây nhà. Nhưng trong những trường hợp nhất định như xây hầm, làm móng nhà thì gạch đặc sẽ được ưu tiên hơn cả. Nếu không ngại về chi phí, thì việc sử dụng gạch đặc là tốt hơn so với gạch rỗng bởi độ chắc chắn cao hơn, kèm theo đó là khả năng cách âm, cách nhiệt cũng tốt hơn.