Kinh nghiệm xây nhà (phần 1)

Xây nhà là một trong những quyết định quan trọng của đời người. Chính vì thế mà nó cần được tính toán kỹ lưỡng cũng như cần được tham khảo, lên kế hoạc trước. Vì trên thực tế, đối với những người chưa tiếp xúc nhiều với ngành xây dựng thì đây hẳn là một vấn đề khó khăn rất dễ gây căng thẳng. 

Để có một ngôi nhà đẹp về thiết kế, phối hợp ăn ý về màu sắc và chất lượng công trình bền bỉ thì các bạn cần lên kế hoạc từ đâu. Cụ thể, dưới đây sẽ là kinh nghiệm của những người đi trước và những chuyên gia xây dựng mà bạn có thể học hỏi.

Kinh nghiệm xây nhà (phần 1)

Chuẩn bị.

– Thiết kế: Đa phần người Việt không xem trọng khâu thiết kế trong quá trình xây dựng nhà ở dân dụng. Nhưng đây lại là một bước cực kỳ quan trọng theo các chuyên gia xây dựng bởi nó giúp hình dung chính xác nhất hình ảnh ngôi nhà và các thiết kế bên trong ngôi nhà, nó cũng giúp đảm bảo về phong thuỷ và tận dụng tối đa những vật dụng còn lại một cách triệt để.

– Chọn thợ: Khâu chọn thợ chính là khâu mang tính quyết định đến chất lượng của một ngôi nhà. Chính vì thế, chủ nhà cần lựa chọn thợ chuyên nghiệp, uy tín và có trách nhiệm cao. Có hai hình thức chọn thợ hiện nay đó là thợ tính theo ngày công và thợ khoán ăn theo thành phẩm m2 hoàn thành.

– Giám sát thi công: Mặc dù đóng vai trò quan trọng, xong vai trò của người giám sát thi công ở Việt Nam thường được xem nhẹ. Thực tế, ngay cả đối với công trình nhà dân dụng, giám sát thi công vẫn rất cần thiết vì người này sẽ giúp bạn đưa ra những ý tưởng mới về vật liệu xây dựng, đóng góp ý kiến trong khâu thiết kế và kiểm tra chất lượng thi công nhằm đảm bảo cho công trình được hoàn hảo nhất.

– Khảo sát giá vật liệu: Đây là khâu quan trọng nên được đầu tư nhiều thời gian. Bạn có thể tìm hiểu về giá cả nguyên vật liệu và mục sở thị nó tại các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng mà bạn nhắm đến. Nên ưu tiên cho những cơ sở địa phương, cơ sở gần nhà để tiết kiệm chi phí và chọn được sản phẩm chất lượng, tức thời.

– Lo liệu trước các vấn đề phát sinh: Các vấn đề phát sinh ở đây được đề cập đến ở góc độ bao gồm cả công nghiệp và dân dụng như giấy tờ xây dựng liên quan hay hàng xóm, những hộ gia đình ở gần với công trình thi công. Bạn nên lo đủ giấy tờ cần thiết và đánh tiếng trước với hàng xóm xung quanh để được thông cảm về những vấn đề bắt buộc phải có trong xây dựng như tiếng ồn hay khói bụi. Bạn cũng nên trao đổi trước về hướng xây của bạn để tránh gây ra những tranh chấp không đáng có.